Thành công sẽ luôn thuộc về người biết lắng nghe
Không có hứng thú đối với người nói (không quan tâm; ngồi mơ màng).
Một điều khá điên rồ trong giao tiếp của xã hội là sức mạnh kỳ lạ của người nghe. Một bài hát sẽ không thể gọi là hay nếu như người nghe không nói rằng nó hay; thính giả đóng vai trò quyết định thành công của bản nhạc. Tuy nhiên, chúng ta thật ra cũng chẳng phải là những người biết lắng nghe một cách nghiêm túc cho tới khi nào đôi tai của chúng ta “được giáo dục”. Nếu chúng ta không nghiêm túc tập luyện thị hiếu âm thanh của mình, chúng ta có thể trở thành người tiêu thụ mù quáng bất cứ loại nhạc nào mà ngành công nghiệp âm nhạc đẩy cho chúng ta nhờ nguồn ngân sách quảng cáo khổng lồ và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Cũng như trong âm nhạc, người biết lắng nghe thật sự quan trọng đối với kinh doanh. Một vài cuộc khảo sát cho thấy các nhà lãnh đạo trong kinh doanh về những kỹ năng mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở người mới thì hết 73% xếp kỹ năng nghe thuộc loại “cực kỳ quan trọng”. Trong khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghe tốt, kết quả chỉ là 19%.
Các nghiên cứu khác trong vài thập niên vừa qua cho thấy các chủ doanh nghiệp không ngừng xếp kỹ năng lắng nghe vào hàng “top five” mà họ mong chờ ở nhân viên của mình. Lẽ tự nhiên, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò thiết yếu trong môi trường kinh doanh nơi mà một sự hiểu nhầm có thể đáng giá đến hàng ngàn hoặc hàng triệu đô, hoặc lắng nghe một khách hàng hoặc nhân viên có thể giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và gia tăng những nhân tố quyết định của doanh nghiệp.
Những người có kỹ năng lắng nghe tốt và kém
Đâu là những đặc điểm của một người biết lắng nghe và người không biết lắng nghe? Một nghiên cứu trên 900 sinh viên và học viên quân sự từ 17 đến 70 tuổi những năm cuối thập niên 90 cho thấy những đặc điểm của người có khả năng lắng nghe tốt và kém, được liệt kê sau đây (theo thứ tự của tầm quan trọng).
Người biết lắng nghe
Sử dụng giao tiếp bằng mắt hợp lý.
Chú ý đến những biểu hiện bằng lời và không lời của người nói.
Kiên nhẫn và không ngắt lời người nói (chờ cho đến khi người nói dứt lời).
Có sự phản hồi, thông qua biểu hiện bằng lời và không lời.
Đặt câu hỏi bằng giọng điệu không mang tính đe dọa.
Tóm tắt hoặc diễn đạt lại ý của người nói.
Cung cấp những thông tin phản hồi mang tính xây dựng.
Có sự đồng cảm (hiểu được ý của người nói).
Thể hiện sự thích thú đối với người nói bằng cảm xúc chân thật
Thể hiện thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe.
Không chỉ trích, mà cũng không nhận xét gì.
Cởi mở.
Người không biết lắng nghe
Ngắt lời người nói (không kiên nhẫn).
Không giao tiếp bằng mắt (mắt nhìn quanh quất).
Lo ra và không chú ý đến người nói.
Không có hứng thú đối với người nói (không quan tâm; ngồi mơ màng).
Không có hoặc có rất ít thông tin phản hồi (bằng lời hoặc không lời).
Luôn thay đổi đề tài.
Luôn phê bình.
Suy nghĩ khép kín.
Nói quá nhiều.
Thường xuyên bận tâm về việc riêng.
Đưa ra những lời khuyên không được mong đợi.
Quá bận rộn nên không thể lắng nghe.
Các nghiên cứu tương tự trong hơn hai thập niên vừa qua bởi 500 chuyên viên huấn luyện của Fortune và các nhà tư vấn kinh doanh cũng cho ra kết quả tương tự.
Hãy chủ động
Trên bước đường thăng tiến sự nghiệp, kỹ năng lắng nghe của bạn cần cải thiện. Nhân viên làm việc theo giờ chỉ dành 30% thời gian của họ để lắng nghe, trong khi trưởng phòng dành 60% còn giám đốc điều hành thì cần 75% hoặc hơn thế. Liệu kỹ năng lắng nghe hiệu quả có mang lại thăng tiến hay họ tăng cường lắng nghe bởi họ phải làm thế? Có thể là do cả hai nguyên nhân. Lẽ thiết yếu, để thành công hơn bạn cần phải lắng nghe tốt hơn. Lắng nghe tốt hơn cũng là lắng nghe một cách chủ động.
Để trở thành người chủ động lắng nghe, bạn phải bắt đầu từ nhận thức. Khi nào người khác trở nên giận dữ với bạn bởi giao tiếp kém? Khi nào bạn gặp trở ngại trong giao tiếp? Những lần ấy bạn lắng nghe như thế nào? Cần phải có quyết tâm nhưng hãy hỏi người khác xem bạn có thể làm được gì để lắng nghe tốt hơn. Người khác nhìn thấy lỗi của chúng ta tốt hơn là bản thân chúng ta tự làm điều đó.
Lắng nghe hiệu quả
Để lắng nghe một cách thành công, bạn cũng cần phải tin rằng lắng nghe cũng là một thế mạnh. Do xã hội của chúng ta quá chú trọng vào kỹ năng nói khi kết bạn và tác động lên người khác, người biết lắng nghe có thể lẳng lặng tác động ngược lại một cách mạnh mẽ. Bạn cũng nên nhớ rằng người nói có ít quyền lực nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự khôn ngoan và cố sức thuyết phục nhưng người nghe thì biến những gì họ nghe thấy trở nên có ý nghĩa – họ đưa ra quyết định hành động cuối cùng dựa trên những gì họ nghe được.
Leave a Reply