Những dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức trong công việc

Thay đổi các công việc bạn thường làm sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận về công việc và những người xung quanh.


Cũng giống như mọi mối quan hệ khác, mối quan hệ của bạn và công việc cũng có những lúc thăng, lúc trầm. Trong một vài trường hợp, giải pháp tốt nhất là hai bạn tách nhau ra – nghĩa là bạn nên tìm một công việc mới. Tuy nhiên, một vài thay đổi trong cách làm việc cũng có thể nhen nhóm lại niềm đam mê và giúp bạn ở lại công việc cũ với một thái độ tích cực hơn.

Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang bị choáng ngợp bởi công việc và nên có một vài thay đổi:

– 10h sáng thứ Hai và bạn đã mong chờ đến thứ Sáu

– Trước cuộc họp, bạn không chuẩn bị gì và không hề hứng thú

– Bạn hay viện cớ hơn là đáp ứng các thời hạn trong công việc

– Mong bị ốm để có lý do ở nhà

– Tránh gặp gỡ mọi người để không bị giao thêm việc

– Mọi người tránh bạn vì không muốn nghe về lượng công việc của bạn

– Quy tắc 50-50: Bạn sử dụng 50% thời gian để nghĩ cách tránh khỏi 50% công việc.

Đó là dấu hiệu của những “người lười”. Lười bởi họ không thích công việc nhưng không tìm thấy niềm đam mê nên lại tiếp tục mắc kẹt trong công việc họ không hứng thú. Rất may là nếu bạn mắc phải những dấu hiệu trên, vẫn có 5 cách dưới đây giúp bạn vượt ra khỏi trạng thái chán chường và nạp thêm hứng khởi.

1. Thành thực với bản thân

Trước tiên bạn hãy xác định cảm giác của bạn với công việc. Sắp xếp và kể lại với một người mà bạn tin tưởng, đừng giữ mãi cảm xúc trong lòng. Bạn càng xác định được cảm giác của mình sớm bao nhiêu, bạn càng có thể gỡ rối sớm hơn cho mình.

2. Tìm nguồn cảm hứng

Hãy đọc một cuốn sách về câu chuyện thành công của một nhân vật nào đó. Khi đọc, bạn cố gắng hiểu và tạo sự kết nối với những thăng trầm trên con đường của họ, những thách thức họ phải vượt qua để đạt được mục tiêu, qua đó tiếp thêm cảm hứng và động lực cho bản thân để vượt qua những khó khăn hiện tại.

3. Kiểm soát lượng công việc

Bạn có đang ôm đồm quá nhiều việc hay tham dự quá nhiều cuộc họp? Hãy kiểm soát thời gian biểu và bảo vệ sức lực bằng cách quản lý giờ giấc làm việc. Bạn có thể giới hạn số lượng cuộc họp sẽ tham dự trong ngày: nếu giới hạn của bạn là 4 cuộc họp, hãy từ chối cuộc họp thứ 5 hoặc dời nó sang một ngày khác. Tự tạo một hệ thống quản lý email hoặc thứ tự ưu tiên các lời đề nghị. Và hãy đảm bảo rằng bạn có ra ngoài để gặp gỡ mọi người chứ không chỉ làm việc cô lập cả ngày.

4. Làm nhiều vai trò khác nhau

Bạn là người luôn sắp xếp mọi thứ? Hay bạn là một người hỗ trợ kỹ thuật trong team? Những vai trò bạn hay làm sẽ đóng khung chính bạn và bạn khó có thể thoát ra. Dù bạn có đang gắn cái mác nào, hãy bỏ nó ra. Thay đổi các công việc bạn thường làm sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận về công việc và những người xung quanh.

5. Lập kế hoạch

Nếu không có kế hoạch cụ thể, bạn không thể có cảm hứng với công việc. Dù muốn thoát khỏi công việc hiện tại hay chuyển sang một vị trí mới, bạn cũng nên lập kế hoạch. Đó có thể là quay lại trường học, cập nhật CV để ứng tuyển vào vị trí khác trong công ty, mở rộng mối quan hệ trong ngành. Điều cốt yếu là, bạn hãy sẵn sàng hành động để thay đổi!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *